Chào mừng đến với Công ty cổ phần kỹ thuật Netlab
hungnetlab@gmail.com
0918048038
DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO ĐỘNG CƠ ĐIỆN
KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA – ROTOR LỒNG SỐC
1. Các quy định liên quan đến dán nhãn năng lượng
2. Quy định dán nhãn năng lượng cho động cơ điện không đồng bộ 3 pha – Rotor lồng sốc:
Theo quyết định 04/2017_QĐ-Ttg, động cơ điện không đồng bộ 3 pha - rotor lồng sốc thuộc nhóm thiết bị công nghiệp cần thực hiện việc dán nhãn năng lượng theo quy định sau:
3. Phạm vi áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 7541-1:2013
3.1 Các loại Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc sau phải thực hiện dán nhãn năng lượng:
- Loại đông cơ có một tốc độ sử dụng nguồn điện tần số 50 Hz và/hoặc 60 Hz và:
- Loại đông cơ có điện áp danh định UN đến 1 000 V và ;
- Loại đông cơ có công suất ra danh định PN từ 0,75 kW đến 150 kW và ;
- Loại đông cơ có 2, 4 hoặc 6 cực và ;
- Loại đông cơ hoạt động ở kiểu chế độ S1 (chế độ liên tục) và ;
- Loại đông cơ làm việc trực tiếp trên lưới và ;
- Loại đông cơ có khả năng vận hành trong các điều kiện làm việc nêu trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1) và .
- Loại Động cơ có mặt bích, đế và/hoặc trục có kích thước cơ khí khác với TCVN 7862-1 (IEC 60072-1) và .
- Loại động cơ có trang bị hộp số có thể tháo rời hoặc cơ cấu hãm cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này mặc dù trong các động cơ này có thể sử dụng các trục và mặt bích đặc biệt.
3.2 Những loại động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc sau không phải thực hiện dán nhãn năng lượng:
- Động cơ có hộp số lắp liền (không thể tháo rời mà không bị hỏng động cơ);
- Động cơ được chế tạo riêng để sử dụng với bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25.
- Động cơ được tích hợp hoàn toàn trong một máy (ví dụ máy bơm, quạt và máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với máy đó.
- Động cơ được chế tạo riêng để vận hành trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0.
- Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (chế độ khởi động nặng nề, số lượng lớn các chu kỳ khởi động/dừng, quán tính của rôto rất nhỏ).
- Động cơ được thiết kế riêng dùng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (ví dụ dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp và/hoặc tần số).
- Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc qui định trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1)).
4. Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng (tự nguyện) cho sản phẩm động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc như thế nào?
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng, gồm:
5. Phí dịch vụ thử nghiệm và thời gian thực hiện
Báo giá trên chưa bao gồm 8% VAT và phí chuyển mẫu đến phòng thử nghiệm. Phiếu kết quả thử nghiệm có giá trị mãi mãi cho đến khi có quy định mới thay đổi về tiêu chuẩn
6. Tiêu chuẩn TCVN 7541-1:2013
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NETLAB
PHÒNG THỬ NGHIỆM CƠ ĐIỆN – VILAS 1341
Địa chỉ: 17 đường Liên khu 4-5, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP HCM
Email: hungnetlab@gmail.com Hotline: 0918.048.038